Skip to main content

lost in translation 2019

dạo này tôi nghĩ nhiều đến bộ phim Lost in translation, kể về những người thất lạc chán chường ở một thành phố lạ, hóa ra toàn bộ câu chuyện không có nhiều ý nghĩa gì ngoài một sự trống rỗng ghê gớm. Trước đây tôi luôn nghĩ rằng, những cơn trầm cảm mùa đông của mình giống như nước thủy triều, khi đến khi đi, mãi mãi luân chuyển dưới tiết trời rét buốt này. Nhưng hóa ra cũng có lúc bản thân mòn vẹt đến mức khó mà có thể an ổn được. Về sau nghĩ lại, có khi hóa ra tôi lại không cam tâm đối với nhiều thứ. Không buông bỏ được nên không có cách nào an ổn được. Vì không an ổn được, nên là, mãi mãi, vĩnh viễn cũng không bao giờ học nổi được cách mở lòng mình với mọi người. 


*

tôi nghĩ chúng ta đã bỏ cả tuổi trẻ để hoài nghi về nỗi cô đơn của thời trẻ này. Những lý thuyết này, những từ đao to búa lớn này, những lầm lạc này, trong một giây khắc không cần thiết phải nhắc lại. Có một thời gian, hãy nhớ rằng ai cũng có một thời gian như thế, vật lộn với nỗi cô đơn của chính mình, như một kiểu nhu cầu, một trái tim bé nhỏ sợ hãi trước thế giới, đến một lúc nào đó thì đã mỏi mệt, chui vào một cái kén to và rộng. Bên ngoài cái kén đấy có thể chưng ra một khuôn mặt khoan hòa điềm nhã, nhưng cái kén vẫn là một cái kén. Rồi chúng ta tự mình mục ruỗng từ bên trong. Có phải thế không? Một tấm lòng rỗng tuếch gió lùa. Chúng ta quá tin vào cái lý thuyết cô đơn máy móc ấy, cài nó lên ngực như một tấm huy chương vênh váo kiêu hãnh bậc nhất. Rằng là cô đơn nhất không phải là không có ai, không có người bên cạnh, cô đơn nhất vẫn là ở cạnh mọi người, ở trong các mối quan hệ, vẫn có một người tình để dựa vào và một người yêu để rơi nước mắt khi nhớ về, có một quyển sách để bồi hồi đọc đến mòn vẹt, có một nơi chốn để khi mỏi mệt có thể quay về.

đó, chúng ta đã nói ra những lời hoa mỹ đầy sầu muộn như thế. Nhưng đó lại là ích kỷ. Chúng ta chỉ che giấu lòng vị kỷ của chính mình bằng những cảm giác đẹp đẽ. Vì chúng ta mãi mãi, chẳng bao giờ có thể trở thành những chú lính chì dũng cảm.



dù sao thì tôi vẫn luôn cảm thấy nỗi buồn này vốn đã là một gánh nặng, việc lựa chọn một gánh nặng để rồi quay lưng với tất thảy mọi thứ liên đới, dù sao vẫn là một điều có lỗi hơn là một niềm kiêu hãnh.



"Viện thẩm mỹ koreans có tốt không?" là câu hỏi được rất nhiều chị em tìm kiếm dạo gần đây, chủ yếu đều là những phản hồi tích cực nhưng bạn vẫn chưa chắc chắn chuyện đó, vậy thì hãy tới với chúng tôi để có thể tự mình kiểm nghiệm, bạn sẽ tìm được cho mình câu trả lời ngay sau khi trò chuyện cùng các chuyên gia tư vấn của chúng tôi. Với chúng tôi sự an toàn và uy tín luôn được đặt lên hàng đầu, viện thẩm mỹ koreans tự tin là nơi làm đẹp hàng đầu hiện nay tại Việt Nam, tất cả những gì các bạn cần chúng tôi đều có, đến với chúng tôi bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và sự chuyên nghiệp trong từng dịch vụ của mình.

Comments

Popular posts from this blog

ARTHUR DOVE at AUCTION

BIOGRAPHY Arthur Dove was one of the first American artists to experiment with complete abstraction. His unique, nature-inspired style developed independently from his modernist contemporaries, and his thematic concerns remained remarkably consistent throughout his life. Dove was born in the Finger Lakes region of New York State, where his father was a brickyard owner and building contractor. He displayed an early interest in art and received his first painting lessons from a neighbor. At his father's insistence he attended Hobart College and Cornell University but continued to paint and draw. By the end of 1903, Dove was living in New York City and supporting himself as a free-lance illustrator for such popular magazines as  Harper's ,  Scribner's , and  The Saturday Evening Post . An eighteen-month stay in Europe between 1907 and 1909 set the course of Dove's future career. While in Paris he met other young American artists who were influenced by well-known European m...

Egon Schiele: The Radical Nude

23 October 2014 – 18 January 2015 The Courtauld Gallery is presenting the first major museum exhibition in over 20 years of one of the 20 th Century’s most exceptional artists, Egon Schiele (1890- 1918). A central figure of Viennese art in the turbulent years around the First World War, Schiele rose to prominence alongside his avant-garde contemporaries, such as Gustav Klimt and Oskar Kokoschka. He produced some of the most radical depictions of the human figure created in modern times, reinventing the subject for the 20 th Century. The exhibition charts Schiele’s short but transformative career  through one of his most important subjects – his extraordinary drawings and watercolours of male and female nudes. Egon Schiele: The Radical Nude concentrates on the artist’s drawings and watercolours. It brings together an outstanding selection of works that highlight Schiele’s technical virtuosity, highly original vision and uncompromising depiction of the naked figure. This sharply focu...

Mặt trời không bao giờ có thực (2019)

Biết chờ đợi, không kết quả, không hoa mọc, không mùa xuân. Không hỏi, không hỏi gì hết. Không hỏi buổi sáng, không hỏi lòng người, không hỏi sức nóng tàn bạo của buổi trưa, không hỏi hơi ngạt u ám của buổi chiều, không hỏi quá khứ. Chịu cực hình một cách phũ phàng im lặng, đôi mắt thuộc về bong tối của mưa rừng hoang khê. Đến và đi, mặc cho đại dương, mặc cho mày trắng sơn trời, mặc cho thời gian, mặc cho thời gian, tìm đâu cho ra sữa tươi giữa khu phố vắng? Đến và đi như vệt khói điên trên đống lửa cháy. Tôi muốn giết hết tất cả những con chim trên đời: mỗi một con chim là bản án tử hình treo lên đầu nhân loại; tôi muốn giết hết tất cả thiên thần trong lòng người. Tôi vừa chuyền lửa cho điếu thuốc cuối cùng của đời sống thiên mệnh.